Thủ tục hành chính

Trở lại quốc tịch Việt Nam
 
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công dân chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Sở Tư pháp, số 34, Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết theo quy định)
c. Trình tự tiếp nhận:
Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người đến nộp hồ sơ phải xuất trình để đối chiếu (nếu có); sự đầy đủ hợp lệ và nội dung hồ sơ:
   1. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận; viết phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
   2. Nếu hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật.
 3. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người đến nộp hồ sơ liên hệ với cơ quan có thẩm
Bước 3: Xử lý hồ sơ
    1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí, phòng HCTP - BTTP soạn thảo văn bản trình lãnh đạo Sở ký, đóng dấu Sở Tư pháp gửi Công an cấp tỉnh, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiếngửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.                          
Bước 4: Trả kết quả
a. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp
b. Thời gian:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết theo quy định)
c. Trình tự trả kết quả: Công dân nộp lại phiếu hẹn; nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Tư pháp
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
2. Bản sao Giấy khai sinh,Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
3. Bản khai lý lịch;
4. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
5. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
6. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật quốc tịch. Gồm các trường hợp:
- Xin hồi hương về Việt Nam;
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
- Đã thôi quốc tịch Việt nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ (chính)
4. Thời hạn giải quyết : Thời gian là 75 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chủ tịch nước.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Công an tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Tư pháp.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân         
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể
8. Phí, lệ phí: Chưa quy định cụ thể
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định                      
10. Yêu cầu hoặc điều kiện nào để được cấp thủ tục hành chính:
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam mà có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻlà công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5.Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH 12 ngày 13/11/2008;
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.